LƯU Ý VỀ PHỤNG VỤ TỔNG GIÁO PHẬN SÀI GÒN 2023

LƯU Ý VỀ PHỤNG VỤ
TỔNG GIÁO PHẬN SÀI GÒN 2023

Để sống mầu nhiệm Hội Thánh hiệp thông, toàn giáo phận thống nhất theo hướng dẫn của Ủy ban Phụng tự thuộc HĐGM VN, cụ thể trong những thực hành sau:
---------

GIỮ LUẬT PHỤNG VỤ
Việc điều hành Phụng vụ thánh tuỳ thuộc thẩm quyền duy nhất của Hội Thánh, nghĩa là thuộc quyền Tông Toà và -chiếu theo giáo luật- cũng thuộc quyền Giám mục (x. HC PV 22)

“Tôi muốn vẻ đẹp và những hiệu năng cần thiết của việc cử hành Kitô giáo trong đời sống của Hội Thánh không bị biến dạng bởi một sự hiểu biết hời hợt và giản lược về giá trị, hoặc thậm chí tệ hơn, bởi việc biến Phụng vụ thành công cụ phục vụ một quan điểm ý thức hệ, dù quan điểm ấy có như thế nào đi nữa” (Desiderio desideravi, số 16). Chính linh mục được đào tạo nhờ việc chủ sự trong cộng đoàn phụng vụ” (số 56).

“Ngỡ ngàng thán phục là thái độ thiết yếu của hành động phụng vụ, vì đó là thái độ của những người biết họ đang tham dự vào tính cách đặc thù của các hành vi mang tính biểu tượng; đây là thái độ ngỡ ngàng thán phục của những người đang cảm nghiệm năng lực của biểu tượng” (số 26).

Để sống mầu nhiệm Hội Thánh hiệp thông, toàn giáo phận thống nhất theo hướng dẫn của Ủy ban Phụng tự thuộc HĐGM VN.
- Tuyệt đối chỉ được dùng các bản văn phụng vụ đã được Tòa Thánh phê chuẩn. Không tự ý thêm bớt trong bản văn.
- Không tùy tiện và thay đổi trình tự nghi thức.
- Lời đọc, cử điệu, đi đứng : biểu lộ sự sốt sắng. Chính chủ tế “ngỡ ngàng thán phục và cảm nghiệm”.
- Tuân giữ những thực hành cụ thể sau đây :

A. CUNG THÁNH
Tôn trọng tính thánh thiêng của Cung Thánh :
- Không trang trí lòe loẹt, không bài trí như một sân khấu.
- Không biến cung thánh thành sân khấu diễn văn nghệ.
Chỉ có thể canh thức Giáng sinh, dâng hoa, ngắm Thương khó… Nhưng phải che hoặc cất Mình Thánh Chúa.

B. THINH LẶNG THÁNH
Thinh lặng là  một yếu tố quan trọng của phụng vụ.
- Phần thống hối đầu lễ (10 giây)
- Trước lời nguyện nhập lễ (Chúng ta hãy cầu nguyện)
- Sau giảng (2 phút)
- Sau rước lễ (2 phút)

C. NHẬP LỄ
- Không được để sẵn trên bàn thờ từ đầu lễ : chén thánh, rượu nước, bình đựng bánh lễ, sách lễ, khăn thánh (trừ khi phải sử dụng khăn thánh có kích thước lớn).
- Khăn thánh : xếp mặt phải vào trong, để các vụn Mình Thánh Chúa không bị rớt xuống đất.
- Nếu có ban kèn, phải ngưng khi đoàn rước tiến tới cửa nhà thờ và phải thổi theo những bài thánh ca được chuẩn nhận.
- Nghi thức nhập lễ : Chủ sự đứng tại ghế chủ tọa, không phải ở giữa bàn thờ, trừ khi không thể được.

✍CÁC NGHI THỨC NGOÀI PHỤNG VỤ: 
Chỉ có các nghi thức phụng vụ như : cử hành các bí tích, khấn dòng,… mới cử hành sau Phúc Âm và bài giảng. 
Còn tất cả các nghi thức khác như : tuyên hứa của các đoàn thể, trao chứng nhận hoặc bằng khen …, sẽ cử hành ngay sau bài Ca nhập lễ.

D. XÔNG HƯƠNG
- Chủ tế xông hương bàn thờ và Thánh giá sau khi hôn kính bàn thờ.
- Cách chung : xông 3 lần. Còn Thánh tích, ảnh tượng : 2 lần.
- Xông hương trong phần phần chuẩn bị lễ vật (dâng lễ) : sau khi chủ tế xông hương lễ vật, bàn thờ và Thánh giá, thừa tác viên xông riêng chủ tế. Khi xông chủ tế : cả cộng đoàn đứng.
Sau đó xông chung các giám mục và linh mục đồng tế, cuối cùng xông chung cộng đoàn giáo dân.

E. PHỤNG VỤ LỜI CHÚA
- Thành lập và đào tạo Ban thừa tác viên Lời Chúa đảm trách phận vụ công bố Lời Chúa. Lưu ý phát âm, đi đứng.
- Các thừa tác viên Lời Chúa mặc y phục xứng đáng (nam có thể mặc alba, âu phục, nữ mặc áo dài).
- Chỉ đặt một bục đọc Lời Chúa ; đây cũng là nơi giảng lễ và đọc Lời nguyện cộng đoàn.
- Trong Phụng vụ Lời Chúa, chính Chúa nói và cộng đoàn lắng nghe, nên cộng đoàn không đọc chung các bài Sách Thánh và Tin Mừng.
- Trong lễ có cử hành bí tích Hôn nhân, cô dâu chú rể không đọc Sách Thánh ; và trong lễ An táng, thân nhân người quá cố cũng không đọc Sách Thánh. 
Trừ khi không còn ai khác thi hành nhiệm vụ này.
Lý do : Lời Chúa được công bố cho đôi hôn phối và tang quyến. Chính họ cần ngồi để nghe Lời Chúa nói với họ.

👉ĐỌC HOẶC HÁT THÁNH VỊNH ĐÁP CA TẠI BỤC ĐỌC LỜI CHÚA 
- Có thể cả cộng đoàn cùng đọc đáp ca.
- Ca viên hát đáp ca không hát theo kiểu trình diễn văn nghệ.

👉GIẢNG LỄ
- Người giảng lễ không rời giảng đài.
- Không ca hát, hỏi đáp, chiếu video, tặng quà. Giờ giảng lễ không phải là lúc dạy giáo lý hay dạy Kinh Thánh.
- Trong chừng mực, khi giảng cho thiếu nhi, có thể đối thoại để các em chú ý lắng nghe.

👉KINH TIN KÍNH
Khi phải đọc, chỉ được đọc hoặc hát 1 trong 2 lời tuyên xưng Nicêa-Constantinopoli hay Kinh Tin Kính các Tông đồ.
Không được thay thế bằng bất cứ bài hát nào khác, kể cả bằng những mẫu tuyên xưng trong nghi thức các bí tích khác.

👉LỜI NGUYỆN TÍN HỮU
- Các ý nguyện được đọc tại giảng đài, hoặc tại bậc cung thánh.
- Xướng ý cầu nguyện, chứ không phải là lời cầu xin trực tiếp thưa với Chúa (ví dụ : lạy Chúa, xin cho chúng con…).
- Những ý nguyện phải ngắn gọn, tự nhiên, diễn tả những nhu cầu hiện tại của toàn thể cộng đoàn.
Tránh diễn đạt các ý nguyện như là một lời giáo huấn.

Nguồn: Tĩnh tâm Linh mục (TTLM) TGP. Sài gòn tháng 11-2023.
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vâng lời Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Legio Mariæ suy niệm 5 phút Lời Chúa trước buổi họp.

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ THỦ BẢN LEGIO MARIÆ

 GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ THỦ BẢN LEGIO MARIÆ